Mô tả

Ngày nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải được áp dụng, ngoài những loại nước thải dễ dàng xử lý như nước thải sinh hoạt thì nước thải có tính axit được đánh giá là một trong những loại nước thải khó xử lý. Vậy để giải quyết loại nước thải này các đơn vị chuyên xử lý nước cần phải làm những gì ? CCEP sẽ cùng bạn đọc phân tích tìm hiểu nguồn gốc và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất

1. Các loại hình sản xuất phát sinh nước thải có tính axit

     Nước thải có tính axit xuất hiện chủ yếu trong các nghành công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu và các công nghiệp hóa chất. Một số nghành nghề phát sinh nước thải có tính axit có thể kể đến nước thải quá trình xi mạ-tẩy rửa bề mặt kim loại, nghành dệt nhuộm, sản xuất hóa chất, dược phẩm, thuốc trừ sâu…

     Tùy thuộc vào từng nghành nghề và dây chuyền công nghệ nước thải sẽ có những đặc trưng riêng biệt, nhưng nhìn chung chúng đều phát sinh ra nước thải có tính axit và bắt buộc phải xử lý. Đơn giản hơn trong việc đưa ra phương án xử lý có thể chia thành 3 loại:
+ Nước thải chứa axit yếu: H2CO3, CH3COOH
+ Nước thải chứa axit mạnh: HCl, HNO3, các muối canxi của chúng dễ tan trong nước
+ Nước thải chứa axit mạnh: H2SO4, H2CO3, các muối canxi khó tan trong nước

2. Đặc trưng nước thải có tính axit

Tùy thuộc vào từng dòng thải sẽ có tính chất và đặc trưng khác nhau:

+ Mang đặc tính của axit, nước thải có chỉ số pH thấp

+ Một số loại nước thải sẽ có các kim loại nặng, muối kim loại…

+ Khả năng ăn mòn vật liệu và các công trình xử lý rất cao

+ Nồng độ pH làm ảnh hưởng các quá trình sinh hóa và các công trình sinh học

 3. Phương pháp xử lý nước thải có tính axit

     Các nguồn thải với các loại axit khác nhau sẽ được lựa chọn phương án xử lý cho phù hợp nhất. Hiện nay phương án xử lý được cho là hiệu quả và hợp lý hơn cả là phương pháp trung hòa. Phương pháp này sử dụng các tác nhân từ hóa chất, nước thải đến vật liệu với mục đích cân bằng các chỉ số của dòng thải.
     Có thể hiểu một cách đơn giản là tạo ra phản ứng giữa một chất có tính axit và một chất có tính bazo, sau ứng phản ứng tạo ra sản phẩm không còn mang tính chất đặc trưng của 2 chất phản ứng ban đầu.

3.1. Sử dụng dòng thải có tính bazo để trung hòa

      Trong điều kiện thực tế cho phép, đây được xem là phương án khá hiệu quả. Vừa giải quyết được 2 loại dòng thải với tính chất khác biệt nhau vừa tiết kiệm chi phí.
     Tuy nhiên, để thực hiện phương án này cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Để được xem là trung hòa điều nhận biết đầu tiên hỗn hợp sau trộn lẫn phải có pH giao động 6,5-8,5

+ Không phải tại nhà máy nào cũng phát sinh 2 dòng thải có tính axit và tính bazo

+ Nếu trong điều kiện phát sinh cả 2 dòng thải phù hợp, phải giải quyết bài toán chênh lệch lượng thải

+ Lượng thải của mỗi nguồn cần được tính toán, cân nhắc để đảm bảo khi diễn ra khả năng xử lý đạt hiệu quả cao nhất

3.2. Sử dụng hóa chất để trung hòa

Sử dụng vôi 

     Theo tính chất hóa học, để trung hòa axit vô cơ ta sử dụng các chất có gốc OH-. Trong thực tế để trung hòa dòng thải có tính chất axit thường sử dụng Ca(OH)2 dạng sệt hoặc CaCO3, MgCO3 dạng bột.

     Với những dòng thải chứa axit hữu cơ vôi tôi hoặc vôi tôi pha với NH4OH. Lượng amoni xúc tác cho quá trình phản ứng tiếp theo giảm được lượng cặn vôi sau quá trình trung hòa.
Lưu ý:
+ Dựa trên kinh nghiệm thực tế cho thấy lượng hóa chất cung cấp cho quá trình trung hòa trên thực tế sẽ cần nhiều hơn so với tính toán lý thuyết.
+ Phương án sử dụng vôi thường được áp dụng cho hệ thống có lưu lượng thải lớn
Sử dụng NaOH hoặc Na2SO4

     Xút và soda thường được dùng để trung hòa các dòng thải có chứa các axit mạnh như H2SO4, H2CO3. Khả năng trung hòa của hóa chất này nhanh và hiệu quả cao hơn các phương án khác. Chúng được sử dụng nhiều trong các hệ thống có lưu lượng bé hơn, tuy nhiên một số hệ thống với lưu lượng lớn do đặc tính vẫn phải sử dụng đến xút hoặc soda cần có phương án phù hợp như gián đoạn, hay phản ứng theo mẻ nhằm tiết kiệm lượng hóa chất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả xử lý.

4. Sử dụng lớp vật liệu lọc để  trung hòa

     Ngoài các phương án như bên trên cho nước thải qua lớp vật liệu lọc cũng là một trong những phương án được sử dụng, tuy không được phổ biến như việc dùng hóa chất. Điều kiện áp dụng được phương pháp: Dòng thải chứa axit có nồng độ không vượt quá 5g/l và không chứa các muối kim loại.
      Hiệu quả quá trình lọc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: đặc tính nguồn thải, kích thước và độ hoạt hóa của lớp vật liệu lọc. Lớp vật liệu lọc càn được tính toán rửa, thay thế theo định kỳ để đảm bảo hiệu quả.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Xử lý nước thải có tính axit”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0947887666
0947887666