– Mực in là một hệ phân tán gồm 2 thành phần: chất tạo màu & dầu liên kết, ngoài ra còn có các chất phụ gia nhằm điều chỉnh các tính chất khác nhau của mực như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô,…
– Khí thải từ các dung môi hữu cơ được quạt hút đưa vào thiết bị xử lý. Sau đó hỗn hợp hơi hữu cơ đưa qua bộ lọc hấp phụ. Lượng than hoạt tính sẽ hấp phụ hỗn hợp hơi toluen, benzen, rượu… Hỗn hợp khí thu được sau khi qua bộ lọc hấp phụ là khí sạch được thải ra môi trường.
1. Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc thô
(Hiệu suất xử lý đạt 60 -70 %)
Giải pháp đơn giản nhất là thiết kế hộp lọc mùi thô ngay sau máy in công nghiệp. Hộp loc cấu tạo bằng các lớp bông lọc bụi thô + lọc khử mùi than hoạt tính thứ cấp. Khí thải nhờ lực hút của quạt ly tâm đi qua hộp lọc thô, tại đây dòng khí mang mùi mực in được khử đạt hiệu suất tới 70%.
2. Xử lý khí thải xưởng in bằng máy lọc tĩnh điện kết hợp khử mùi Ozone
(Hiệu suất xử lý đạt tới 98%)
Một giải pháp mới được đề xuất để nâng cao hiệu quả xử lý khí thải nhà máy in đó là máy lọc tĩnh điện. Phương pháp này được kết hợp đồng thời với than hoạt tính, đảm bảo lượng khí sau khi được xử lý sẽ được loại bỏ một phần đáng kể các hạt bụi và các chất gây hại.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện đó là tạo ra điện trường để tích điện cho các hạt bụi, vi khuẩn, … tồn tại trong luồng khiến, biến chúng thành các ion âm (-) hay ion dương (+). Khi đó, các điện cực của phin tĩnh điện sẽ hút các ion này về theo nguyên tắc “trái dấu” tức là ion âm đi về phía điện cực dương và ngược lại.
Các hạt bụi sẽ bám chặt trên điện cực, trả lại cho luồng khí sự trong lành. Cùng với các màng than hoạt tính, khí thải của xưởng in không còn gây hại cho con người và môi trường xung quanh.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có một số cơ sơ cung cấp máy lọc tĩnh điện. Để mua được sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả xử lý cao, người mua hàng nên tìm đến những cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng cũng như chính sách bảo hành phù hợp.